Liên kết website
Bản đồ hành chính
ban do bac ho Cổng thông tin điện tửTỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử tỉnh Khánh HòaCổng thông tin điện tử chính phủHệ thống vb pháp luậtTruong xa
Thống kê truy cập
Lịch sử hình thành

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ NINH PHƯỚC

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH XÃ NINH PHƯỚC

Lịch sử hình thành và thay đổi của địa danh hành chính Ninh Phước

Năm Qúy Tỵ (1653), Chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) mở rộng bờ cõi đến bờ bắc sông Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận ngày nay). Để cai quản vùng đất mới này, Chúa cho lập hai phủ: phủ Thái Khang và phủ Diên Ninh, đồng thời khuyến khích di dân vào vùng đất mới này. Phủ Thái Khang có hai huyện là Tân Định và Quảng Phước. Năm 1690, phủ Thái Khang đổi thành phủ Bình Khang. Năm Kỷ Hợi (1803), vua Gia Long đổi tên phủ Bình Khang thành phủ Bình Hòa. Năm 1831 (Minh Mạng thứ 12), đổi phủ Bình Hòa thành phủ Ninh Hòa.

Những cư dân người Kinh đầu tiên đến lập làng tại Ninh Phước (ngày nay) khoảng từ nửa cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Những người dân đầu tiên đến Ninh Phước theo tuyến đường biển giao thương Bắc - Nam. Họ bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong đó có cả những nghĩa binh Tây Sơn như các cụ Hồ Văn Thi, Hồ Văn Chi.

Tính đến trước năm 1810, trên địa phận Ninh Phước (ngày nay) đã tồn tại 2 làng1 : An Sơn thôn (安山村 , tên Nôm là xứ An Bình, Sơn Thạnh, có diện tích 88 mẫu 6 sào) và Hòn Giang thôn (  江村, tên nôm là xứ Cây Gáo, Giăng, có diện tích 6 mẫu 8 sào 7 thước 5 tất) . Hai làng này thuộc Thuộc Hà Bạc. Thuộc Hà Bạc ban đầu là đơn vị tương đương cấp tổng nhưng thuộc trực tiếp phủ Bình Hòa, không thuộc huyện Quảng Phước do “buổi quốc sơ mở mang bờ cõi, dựng lập phủ huyện, hễ những nơi gần núi, ven biển thì lập làm Thuộc”2.

Năm 1824, vua Minh Mạng “sai Bộ Hộ xét danh hiệu các tổng, xã, thôn, phường ở các địa phương, những tên Nôm và mặt chữ không nhã (trang trọng) thì bàn định đổi đi”3. Hòn Giang thôn do đó được đổi thành Mỹ Giang thôn4(美江村).

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, do điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, nhất là thú dữ hoành hoành, dân cư của thôn Năng Sơn phải phiêu tán. Quan đốc binh Nguyễn Phát Đạt cùng 2 cụ Ngô Mỹ, Trần Hạng về lại vùng đất này khai khẩn, lập lại làng cũ. Làng xóm sau đó đông đúc dần, Năng Sơn thôn được chính quyền cũ tách thành: Ninh Tịnh thôn (寧靜村, tên Nôm là Chu Ly) và Ninh Yển thôn (寧堰村, tên Nôm là Bồ Đập).

Sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành sắc lệnh số 63/ SL, ngày 22/11/1945 về tổ chức chính quyền Nhân dân địa phương. Theo đó, quy định lấy xã làm đơn vị hành chính cấp thứ tư, bỏ cấp tổng; các thôn (xã) trước kia cũng được thống nhất gọi là thôn. Từ đây đến năm 1975, về mặt phân định địa giới hành chính có sự khác nhau rất rõ giữa chính quyền cách mạng và chính quyền thực dân - tay sai.

Về phía chính quyền cách mạng, thực hiện sắc lệnh số 63/SL, để thuận tiện cho việc thống nhất chỉ huy phong trào cách mạng chung, năm 1946, trên cơ sở 4 thôn: Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang, Đầm Vân, xã Phát Đạt được thành lập. Tên gọi của xã chính là tên của cụ Nguyễn Phát Đạt, người đã có công khai khẩn, lập lại làng cũ.

Cuối năm 1947, để thuận lợi trong việc chỉ đạo phong trào đấu tranh của quần chúng và lực lượng vũ trang, phủ Ninh Hòa đã nhập 3 xã Trịnh Phong (Ninh Hải ngày nay), Xuân Phương (Ninh Diêm và Ninh Thủy ngày nay) và Phát Đạt thành Khu Hòn Khói và thành lập Ủy ban kháng chiến Hành chính khu Hòn Khói.

Ngày 25/3/1948, theo sắc lệnh số 148/SL của Chủ tịch nước, các danh từ phủ, châu, quận trong địa danh hành chính đều được bãi bỏ. Phủ Ninh Hòa trở thành huyện Ninh Hòa. Năm 1949, khu Hòn Khói chia thành hai xã là Hòa Nhân (bao gồm các phường Ninh Hải, Ninh Diêm và Ninh Thủy ngày nay) và xã Hòa Tín (xã Phát Đạt cũ).

Năm 1962, sau khi Đồng Khởi, giành chính quyền về tay Nhân dân; ta quyết định thành lập bộ máy hành chính lâm thời của xã Ninh Phước (trên cơ sở xã Hòa Tín trước năm 1954).

Về phía chính quyền địch, trong suốt thời kỳ 1945-1954, địch không thay đổi gì nhiều về mặt đơn vị hành chính. Chúng vẫn xem 3 thôn Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang thuộc phủ Ninh Hòa. Riêng thôn Đầm Vân thuộc huyện Vĩnh Xương. Sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954), chính quyền tay sai bắt đầu xác lập lại địa giới hành chính mới trên toàn miền Nam. Chính quyền Quốc gia Việt Nam9 sau khi tiếp quản các vùng do ta bàn giao cho Pháp theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ, đã tổ chức các đơn vị hành chính ở nông thôn thành 3 cấp: làng, liên xã và quận. Ba làng Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang của xã Hòa Tín (cũ) được nhập vào liên xã Ninh Phước10, quận Ninh Hòa.

Về mặt hành chính, địch vẫn xem Đầm Vân là một thôn thuộc quận Vĩnh Xương như thời kỳ trước năm 1954. Do đó, Đầm Vân lúc này trở thành một làng thuộc Liên xã Vĩnh Hải11, quận Vĩnh Xương. Sau khi Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại để thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa, trong những năm từ cuối 1955 đến 1958, địch tiếp tục cải tổ lại tổ chức ở quy mô toàn miền Nam một lần nữa. Các đơn vị hành chính nông thôn thành 3 cấp: ấp, xã và quận12. Xã Ninh Phước, quận Ninh Hòa được thành lập gồm 3 ấp: Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang13.

Ấp Đầm Vân lúc này trực thuộc xã Vĩnh Lương, quận Vĩnh Xương14. Điều này kéo dài đến tận năm 1975. Tuy nhiên, sự công nhận này chỉ có tính chất tượng trưng, chiếu lệ do bộ máy hành chính - kìm kẹp mà địch dựng lên chỉ thực sự tồn tại trong vòng 7 năm đầu sau ngày Hiệp định Giơnevơ được ký kết. Trên thực tế, sau Đồng Khởi năm 1962, địch xúc gần như toàn bộ dân xã Ninh Phước đi nơi khác. Trong đó, Nhân dân Mỹ Giang, Ninh Tịnh, Ninh Yển được đưa lên Động Dương (Ninh Thủy ngày nay) rồi xóm Ba Làng (Ninh Phụng); Nhân dân Đầm Vân phần lớn được đưa vào Vĩnh Lương và dồn dân thành lập khu tập trung ở đó

Đến tháng 10/1981, trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, tạo điều kiện phù hợp cho mỗi địa phương có thể phát huy cao độ mọi tiềm năng của mình, theo Quyết định số 100/HĐBT, ngày 30/9/1981 của Hội đồng bộ trưởng, thôn Đầm Vân được chia tách khỏi xã Ninh Phước, trở thành xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa. Xã Ninh Phước lúc này còn lại 03 thôn: Ninh Tịnh, Ninh Yển, Mỹ Giang.

Ngày 25/10/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41/NQ-CP về việc thành lập thị xã Ninh Hòa và các phường thuộc thị xã Ninh Hòa. Xã Ninh Phước là 01 trong 27 xã, phường thuộc thị xã Ninh Hòa.

Họ tên*
Email*
Bình luận*
nKpQT
4/11/2022 4:43:56 AM

http://t-links.org/EZjAi12N real sex dating near you!

WVeMg
4/19/2022 8:03:34 AM

http://imrdsoacha.gov.co/silvitra-120mg-qrms

DV công đọ 3tra cuu tinh trang su ly ho so Hệ thống một cửaEofficeso nghanh dia phuong Tra cuu tthcTra cuu van ban Tra cuu đo 3 Tra cuu hs mot cua Nộp trực tuyếnÝ kiến công dân
Tin nổi bật
THĂM DÒ Ý KIẾN



Video
BẦU CỬ

6/4/2023 4:34:09 PM

^ Về đầu trang